Phụ cấp chức vụ của giáo viên tính như thế nào?

Ngoài tiền lương, giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục còn được nhận thêm phụ cấp chức vụ. Sau đây là toàn bộ quy định về phụ cấp chức vụ của giáo viên theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Ai được hưởng phụ cấp chức vụ ngành giáo dục

Theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối vơi cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm:

  • Hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non.

  • Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn của trường tiểu học, trung học học cơ sở và trung học phổ thông.

  • Hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa, phó khoa… của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

phu cap chuc vu cua giao vien

2. Hệ số phụ cấp chức vụ của giáo viên các trường mầm non, phổ thông

Hệ số phụ cấp chức vụ của giáo viên các trường mầm non, phổ thông quy định tại mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:

Trường

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, Hiệu trưởng trường hạng I

0,70

Hiệu trưởng trường hạng II

0,60

Hiệu trưởng trường hạng III

0,45

Phó hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, phó hiệu trưởng trường hạng I

0,55

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,45

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,25

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, Hiệu trưởng trường hạng I

0,55

Hiệu trưởng trường hạng II

0,45

Hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Phó hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, phó hiệu trưởng trường hạng I


0,45

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,35

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,25

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,20

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường tiểu học

Hiệu trưởng trường hạng I

0,50

Hiệu trưởng trường hạng II

0,40

Hiệu trưởng trường hạng III

0,30

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,40

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,30

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,25

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,20

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường mầm non

Hiệu trưởng trường hạng I

0,50

Hiệu trưởng trường hạng II

0,35

Hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,25

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,20

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,15

Trong đó, các trường phổ thông và mầm non phân hạng như sau:

Trường

Khu vực

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Mầm non

Trung du, đồng bằng, thành phố

9 nhóm, lớp trở lên

Dưới 9 nhóm, lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

6 nhóm, lớp trở lên

Dưới 6 nhóm, lớp

Tiểu học

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

Trung học cơ sở

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

Trung học phổ thông

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

3. Hệ số phụ cấp chức vụ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề

Hệ số phụ cấp chức vụ của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề quy định tại mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Cơ sở đại học trọng điểm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

Giám đốc

1,10

Chủ tịch Hội đồng đại học

1,05

Phó giám đốc

1,00

Trưởng ban và tương đương

0,80

Phó trưởng ban và tương đương

0,60

Trường đại học trọng điểm

Hiệu trưởng

1,10

Chủ tịch Hội đồng trường

0,95

Phó hiệu trưởng

0,90

Trường đại học khác

Hiệu trưởng

1,00

Chủ tịch Hội đồng trường

0,85

Phó hiệu trưởng

0,80

Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,50

Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,40

Trưởng khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên)

0,60

Phó trưởng khoa lớn

0,50

Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,40

Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,30

Trường cao đẳng

Hiệu trưởng trường hạng I

0,90

Hiệu trưởng trường hạng II

0,80

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,70

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,60

Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,45

Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,35

Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,25

Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,20

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

Hiệu trưởng trường hạng I

0,80

Hiệu trưởng trường hạng II

0,70

Hiệu trưởng trường hạng III

0,60

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,60

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,50

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,40

Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,35

Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,25

Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

0,20

Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,15

4. Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ khoản 2 Mục IV Thôn tư 33, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng lương hàng tháng và được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là toàn bộ quy định về phụ cấp chức vụ của giáo viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Trong chứng khoán có rất nhiều chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số EPS là một trong số đó, có vai trò quan trọng để tính toán lợi nhuận và từ đó đánh giá các thông số khác. Vậy chỉ số EPS là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại là một trong các đối tượng tham gia tố tụng hình sự bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần,… và được pháp luật quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ khi tham gia tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến người bị hại.

8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, họ là ai?

8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, họ là ai?

8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, họ là ai?

Trợ cấp xã hội hàng tháng là một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong cuộc sống. Sau đây là thông tin về các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.