Hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online

Trong một số trường hợp, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Thủ tục này có thể thực hiện online. Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online.

1. Khi nào được chấm dứt hiệu lực mã số thuế online?

Điều 39 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

Khi nào được chấm dứt hiệu lực mã số thuế online?
Khi nào được chấm dứt hiệu lực mã số thuế online? (ảnh minh họa)
  • Người nộp thuế đăng ký thuế cùng đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chấm dứt kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Bị chia, sáp nhập, hợp nhất.

  • Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chấm dứt kinh doanh, không phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

  • Bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương;

  • Bị chia, sáp nhập hoặc hợp nhất;

  • Bị cơ quan thuế thông báo rằng người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ người nộp thuế đã đăng ký;

  • Cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi;

  • Nhà thầu nước ngoài kết thúc hợp đồng;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng.

2. Hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ngoài việc đăng ký chấm dứt mã số thuế tại cơ quan thuế thì cũng có thể thực hiện thủ tục này online tại nhà một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Để thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế online, người nộp thuế, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện theo các bước như sau:

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online
Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online (ảnh minh họa)

Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn/;

Bước 2: Đăng nhập tài khoản hoặc nếu chưa có tài khoản thì đăng ký tài khoản theo hướng dẫn tại Công văn 377/TCT-DNNCN;

Bước 3: Chọn “Đăng ký thuế” và chọn “Kê khai và nộp hồ sơ đăng ký thuế”;

Bước 4: Chọn “Chấm dứt hiệu lực MST”

Bước 5: Chọn điền tờ khai chấm dứt hiệu lực mã số thuế - Mẫu 24/ĐK-TCT Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

Bước 6: Điền tờ khai theo mẫu và đính kèm các tài liệu tương ứng với từng trường hợp;

Bước 7: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ xác nhận của cơ quan thuế.

Lưu ý: Cách điền Mẫu 24/ĐK-TCT:

  • Người nộp thuế điền họ tên theo tên đã đăng ký thuế;

  • Người nộp thuế điền mã số thuế cần đóng;

  • Người nộp thuế điền địa chỉ kinh doanh theo địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế;

  • Người nộp thuế điền lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế: Người nộp thuế ghi đúng lý do đóng mã số thuế cá nhân (Trùng mã số thuế hoặc không có nhu cầu sử dụng, mã số thuế bị tổ chức khác đăng ký khi không được người nộp thuế đồng ý...).

3. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế online

Thành phần hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế online gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thực hiện theo Mẫu số 24/ĐK-TCT (Mẫu 24 này được ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC);

  • Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể (được hướng dẫn cụ thể tại Mục 4 Chương II Thông tư số 105/2020/TT-BTC).

Cụ thể:

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế: gồm Mẫu số 24/ĐK-TCT các hồ sơ sau:

  • Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác:

  • Đơn vị chủ quản: bản sao một trong các giấy tờ: quyết định giải thể, chia, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, quyết định thu hồi chứng nhận đăng ký hoạt động, thông báo chấm dứt hoạt động, quyết định chuyển đổi.

  • Đơn vị phụ thuộc: bản sao một trong các giấy tờ: quyết định/thông báo chấm dứt hoạt động, quyết định thu hồi chứng nhận đăng ký hoạt động.

  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ: bản sao một trong các giấy tờ: bản thanh lý hợp đồng/văn bản chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tham gia hợp đồng.

  • Hộ kinh doanh,cá nhân; địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh: quyết định thu hồi chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản sao).

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh: gồm Mẫu số số 24/ĐK-TCT và hồ sơ sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, sáp nhập, hợp nhất là một trong các giấy tờ sau: quyết định chia, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập (bản sao).

  • Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã: quyết định/thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định thu hồi chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trên đây là nội dung Hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Việc quản lý và tuân thủ quy định về thuế, hoá đơn là hết sức cần thiết, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế nhằm trốn thuế. Vậy thời hiệu xử phạt về thuế là bao nhiêu năm?