Đánh bài uống nước có phạm luật không?

Thời gian gần đây, đánh bài uống nước, to son… là một trong trò vui được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy đánh bài uống nước có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Đánh bài uống nước có phải đánh bạc trái phép không?

Do hành vi đánh bạc dù dưới hình thức nào thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh bạc phải đảm bảo mục đích thua, được tiền, tài sản hoặc hiện vật. Do đó, để xác định đánh bài uống có phải đánh bạc trái phép và có vi phạm pháp luật không cần xem xét:

Đánh bài uống nước tức là đánh bạc và người thua phải uống nước thì mục đích đánh bạc chỉ để giải trí, cho vui mà không nhằm mục đích được, thua bằng tiền nên không vi phạm pháp luật.

Còn trường hợp khác, đánh bài uống nước được hiểu là các bên đánh bài, ai thua phải mời nước hoặc mua nước… cho người thắng thì là hành vi vi phạm pháp luật bởi mục đích đánh bạc không phải cho vui mà nhằm được, thua thằng hiện vật (nước uống).

Nhận định đó được đưa ra dựa vào căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

- Theo Điều 28 Nghị định 144 năm 2021, đánh bạc trái phép được quy định bao gồm các hình thức như:

Xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

- Theo khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.

Như vậy, tùy vào mục đích đánh bài uống nước để xem xét đó có phải hành vi đánh bạc và chịu mức phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trái luật này.

Đánh bài uống nước có phạm luật không?
Đánh bài uống nước có phạm luật không? (Ảnh minh họa)

Mức phạt khi đánh bài uống nước trái luật mới nhất

Khi hành vi đánh bài uống nước để giải trí và không phải hành vi trái luật thì những người chơi bài sẽ không bị phạt.

Ngược lại, nếu nhằm mục đích được thua tiền, hiện vật… thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đánh bạc trái phép bằng một trong các hành vi ở trên sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

Nếu rủ rê, lôi kéo hoặc tụ tập người khác để đánh bạc trái phép thì bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng cho hành vi tổ chức đánh bạc.

Đồng thời, những người vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi đánh bạc trái phép.

Chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự, đánh bạc sẽ bị:

- Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 nếu:

  • Đánh bạc trái phép bằng bất kỳ hình thức nào mà được thua bằng tiền/hiện vật có giá trị từ 05 - dưới 50 triệu đồng;
  • Đánh bạc trái phép bằng bất kỳ hình thức nào mà được thua bằng tiền/hiện vật có giá trị dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Bị phạt tù từ 03 - 07 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Giá trị của tiền/hiện vật từ 50 triệu đồng trở lên
  • Dùng mạng để phạm tội
  • Tái phạm nguy hiểm

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Trên đây là quy định về đánh bạc uống nước.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Trong chứng khoán có rất nhiều chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số EPS là một trong số đó, có vai trò quan trọng để tính toán lợi nhuận và từ đó đánh giá các thông số khác. Vậy chỉ số EPS là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về bản chất của pháp luật. Trong đó, quan điểm pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống và xã hội được xem là phù hợp với thực tiễn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây nhé!

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Sách giáo khoa lớp 10 mới nhất 2024 là những bộ nào?

Nhằm tăng chất lượng học tập và giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến tiến hành đổi mới chương trình với sự cải tiến của sách giáo khoa lớp 10 mới. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu về những cải cách trong sách giáo khoa lớp 10 mới.