Thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo mới nhất 2024

Khi thực hiện các biện pháp bảo đảm, các bên phải thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền vào Sổ đăng ký hoặc Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Vậy thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo thực hiện thế nào?

1. Tài sản nào phải làm thủ tục đăng ký đảm bảo?

Căn cứ Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản phải thực hiện đăng ký bảo đảm phải là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm trừ trường hợp cầm giữ hoặc bảo lưu quyền sở hữu tài sản đó.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự, tài sản gồm có bất động sản và động sản. Trong đó:

  • Bất động sản gồm đất đai; nhà, công trình gắn liền với đất; tài sản khác.
  • Động sản gồm tài sản không phải bất động sản.

Thông thường, khi đề cập đến việc đăng ký tài sản đảm bảo, mọi người thường nghĩ đến việc đăng ký thế chấp. Do đó, thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo cũng đồng thời thường được sử dụng để chỉ thủ tục đăng ký thế chấp với tài sản.

Trong thực tế, các động sản được đăng ký thế chấp thường là ô tô. Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và ô tô.

Những loại tài sản nào phải đăng ký thế chấp?
Những loại tài sản nào phải đăng ký thế chấp? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất

2.1 Trường hợp phải đăng ký

Theo Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm với Văn phòng đăng ký đất đai là khi thế chấp:

  • Quyền sử dụng đất
  • Nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đã được ghi trên Sổ đỏ…
  • Nhà ở hình thành trong tương lai… nếu có yêu cầu.

2.2 Hồ sơ đăng ký

Căn cứ Điều 12 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 05a)  - bản chính.

- Hợp đồng thế chấp tài sản căn cứ vào từng trường hợp tài sản thế chấp ở trên (quyền sử dụng đất, nhà ở hình thành trong tương lai, nhà ở…) - bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

- Sổ đỏ (là cách gọi thông thường của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Sổ đỏ phải nộp là bản gốc.

2.3 Nộp hồ sơ tại đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất là:

  • Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (Bộ phận Một cửa) giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong đó, cách thức nộp hồ sơ nêu tại Điều 13 Nghị định 99 như sau:

  • Qua online.
  • Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện
  • Qua thư điện tử

Tuy nhiên, trong thực tế, các địa phương đều yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp.

2.4 Thời gian giải quyết

Theo Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ được gửi và nhận sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong gnày làm việc tiếp theo.

Ngoài ra, cơ quan đăng ký có thể kéo dài thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nhưng phải thông báo và nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng giấy hoặc văn bản điện tử hoặc hình thức khác.

2.5 Chi phí phải nộp

Mức phí đăng ký thế chấp được thực hiện theo từng địa phương
Mức phí đăng ký thế chấp được thực hiện theo từng địa phương (Ảnh minh hoạ)

Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh. Căn cứ Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 18/4/2023 về mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, như sau:

STT

Nội dung thu phí thế chấp với

Đơn vị tính

Mức thu

1

Công việc thực hiện theo Hồ sơ

1.1

Hồ sơ đất

Hồ sơ

520.000

1.2

Hồ sơ tài sản

Hồ sơ

660.000

1.3

Hồ sơ đất và tài sản gắn liền với đất

Hồ sơ

800.000

2

Công việc thực hiện theo Thửa

2.1

Hồ sơ đất

Thửa

25.000

2.2

Hồ sơ tài sản

Thửa

35.000

2.3

Hồ sơ đất và tài sản gắn liền với đất

Thửa

60.000

Hoặc tại TP. Hà Nội: Căn cứ Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND, phí đăng ký giao dịch bảo đảm của TP. Hà Nội là: 60.000 đồng/hồ sơ.

3. Thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo là ô tô

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký thế chấp ô tô được nêu tại Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp.

- Hợp đồng bảo đảm.

3.2 Cơ quan thực hiện đăng ký

Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan thực hiện đăng ký thế chấp ô tô là trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Hình thức đăng ký thế chấp ô tô là thực hiện online hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng khi đăng ký thế chấp ô tô đều thực hiện online.

Tuy vậy, các địa chỉ của các Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại các tỉnh, thành phố như sau:

  • Tại Hà Nội: Trung tâm này có địa chỉ tại ngõ 25 Nguyễn Cơ Thạch, Phường Mỹ Đình 2 Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại là một trong các số: 024.37227501 - 024.37227428 (bộ phận đăng ký) và 024.37227500 (bộ phận kế toán).
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại TP. Hồ Chí Minh có địa chỉ tại: Số 30 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại liên hệ của Bộ phận đăng ký là 028.22433557 - 028.22433558 và của bộ phận kế toán là 028.22433556, 028.22455201.
  • Tại TP. Đà Nẵng: Địa chỉ của Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại TP. Đà Nẵng là số 109 Hoàng Sỹ Khải, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Số điện thoại của bộ phận đăng ký là 0236.3933111 - 0236.3933555; của bộ phận kế toán là 0236.3938355.

3.3 Thủ tục đăng ký

Thông thường, khi đăng ký thế chấp ô tô, bên bảo đảm sẽ đăng ký online. Tuy nhiên, nếu đăng ký bằng bản giấy mà không có căn cứ từ chối thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản vẫn phải ghi thời điểm nhận, cập nhật vào Phiếu yêu cầu vào Cơ sở dữ liệu và sao lưu vào hệ thống đăng ký trực tiếp.

Theo đó, để đăng ký online thì cá nhân, tổ chức cần lưu ý thực hiện như sau:

Bước 1: Tạo tài khoản để thực hiện thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo tại trang web https://dktructuyen.moj.gov.vn/

Thực tế, các nhân viên tín dụng của ngân hàng đã được cấp một tài khoản tại Trung tâm đăng ký của Cục Đăng ký quốc giao giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký thế chấp với Cục này cũng sẽ do nhân viên tín dụng của ngân hàng thực hiện.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân tự tạo tài khoản thì phải kê khai đầy đủ thông tin và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.

Song song với đó, người yêu cầu phải scan bản gốc các giấy tờ (Chứng minh nhân dân - CMND/Căn cước công dân - CCCD… lên hệ thống.

Ảnh chụp màn hình Hệ thống đăng ký thế chấp ô tô online
Ảnh chụp màn hình Hệ thống đăng ký thế chấp ô tô online (Ảnh minh hoạ)

Bước 2: Kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp về thông tin của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, về tài sản bảo đảm… theo mẫu của Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp.

Đồng thời, đính kèm bản pdf của hợp đồng bảo đảm và các loại giấy tờ khác (nếu có tuỳ vào từng trường hợp cụ thể).

Sau khi kê khai đầy đủ thông tin, người yêu cầu có thể nhấn nút “xem lại” để kiểm tra các thông tin đã nhập trước khi gửi thông tin đăng ký.

Trong trường hợp có thông tin sai sót thì người yêu cầu có thể nhấn nút “chỉnh sửa” để trở về các thẻ và tiến hành chỉnh sử.

Bước 3: Sau khi đã gửi thông tin, người yêu cầu sẽ nhận được một trang xác nhận gồm: Nội dung đã đăng ký, số đơn đăng ký, ngày giờ đăng ký.

Bước 4: Nộp phí.

Việc nộp phí thực hiện theo một trong ba cách nêu tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP:

  • Nộp trực tiếp
  • Thanh toán online trên hệ thống đăng ký online
  • Chuyển tiền vào tài khoản của Trung tâm đăng ký mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng.

Mức phí đăng ký thế chấp từ 01/7/2023 là: 64.000 đồng/hồ sơ

Trên đây là thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục