Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 được tổ chức vào đầu tháng 4/2024 vừa qua. Theo đó, các đại biểu cũng đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con, đặc biệt là khi sinh đôi hoặc sinh mổ. 

1. Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con 

Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con
Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con (Ảnh minh họa)

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã đưa ra xem xét và thảo luận về đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con lên tối thiểu 10 ngày nhằm đảm bảo tính trách nhiệm, tạo điều kiện để người mẹ được hỗ trợ trong quá trình chăm con khi mới sinh.

Theo đó cũng đề xuất, trường hợp vợ sinh con theo hình thức mổ đẻ hoặc sinh đôi trở lên, lao động nam sẽ được hưởng thời gian nghỉ lên gấp đôi so với trường hợp sinh con thông thường.

Theo khoản Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định như sau:

  • 05 ngày làm việc khi vợ sinh thường.

  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật mổ đẻ, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

  • 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên cứ mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

  • 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật mổ đẻ.

Điều kiện: lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi vợ sinh đẻ sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, thời gian để nghỉ được tính trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Người chồng có thể nghỉ nhiều lần trong thời hạn 30 ngày đầu nhưng phải đảm bảo tổng số ngày nghỉ không vượt quá thời gian quy định.

Trường hợp người chồng xin nghỉ nhiều hơn thời gian kể trên thì sẽ không được tính hưởng thai sản. Thay vào đó, lao động nam có thể lựa chọn cách xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ không lương theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14.

2. Lao động nam xin nghỉ hưởng chế độ thai sản được hưởng quyền lợi gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam có vợ sinh mổ bao gồm:

Trợ cấp thai sản:

Mức hưởng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ do vợ sinh con : 24 x số ngày nghỉ.

Tiền trợ cấp một lần khi vợ sinh: 

Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, các trường hợp được hưởng 02 loại trợ cấp trên gồm:

  • Chồng đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

  • Trường hợp mang thai hộ thì chồng của người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận con.

  • Trường hợp cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH mà vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng phải thuộc trường hợp đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con-
Lao động nam hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con (Ảnh minh họa)

3. Nghỉ việc do vợ sinh con có được trả lương?

Trong trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc mà vợ sinh đẻ thì chồng được hưởng chế độ BHXH do cơ quan BHXH trợ cấp.

Do đã được hưởng trợ cấp nên trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ không được nhận lương từ phía doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả lương cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, trừ khi có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, trường hợp người lao động xin nghỉ thêm theo diện nghỉ phép năm thì sẽ vẫn được tính đủ lương theo hợp đồng lao động những ngày nghỉ thêm đó.

4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con

Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con được quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho người sử dụng lao động bao gồm:

- Bản sao Giấy chứng sinh/Giấy khai sinh/Trích lục khai sinh của con.

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp phải phẫu thuật để sinh con.

Thời hạn: 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ cần tiếp nhận, hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày tiếp theo.

Bước 2: Nhận tiền trợ cấp thai sản.

Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng lao động nộp hồ sơ.

Hình thức thanh toán: Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp/nhận chuyển khoản.

Trên đây là cập nhật của Việt Nam về đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con. Mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất văn bản pháp luật về Lao động, bảo hiểm

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?