Vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không?

Chúng ta thường nghe nhắc tới vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty, liệu vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không?

1. Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì?

1.1. Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là:

- Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; hoặc

- Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán/đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

1.2. Vốn pháp định là gì?

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định vốn pháp định là gì nhưng dựa theo định nghĩa tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây thì có thể hiểu, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập công ty.

Theo đó, vốn pháp định sẽ khác nhau và được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh, không áp dụng theo loại hình doanh nghiệp.

Xem chi tiết các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định tại đây.

Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì?
Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì? (Ảnh minh họa)

2. Vốn điều lệ có phải vốn pháp định không?

Với hai khái niệm nêu trên, có thể khẳng định, vốn điều lệ không phải vốn pháp định. Mặc dù đều là số vốn ban đầu phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng vốn điều lệ và vốn pháp định có một số điểm khác nhau cơ bản như:

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Cơ sở xác định

Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng/giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể (như ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ...).

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định 600 tỷ đồng.

- Ngân hàng thương mại yêu cầu vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.

- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam) yêu cầu vốn pháp định ít nhất 01 triệu USD.

Thời hạn góp vốn

Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phải góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không?
Vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không? (Ảnh minh họa)

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một, tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn pháp định sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định mức vốn điều lệ, theo đó, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định.

3. Tăng, giảm vốn điều lệ thực hiện thế nào?

Tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ, doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

- Tăng vốn góp của thành viên;

- Tiếp nhận thêm vốn góp từ thành viên mới.

Theo đó, thủ tục tăng vốn điều lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Về hồ sơ làm thủ tục:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

- Về trình tự, thủ tục thực hiện:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Thực hiện theo một trong 02 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Nộp online qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

  • Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không? Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 0938.36.1919 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?