Cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

Bài viết hướng dẫn xếp loại và gợi ý một số cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

1. Quy định về nhận xét học bạ theo Thông tư 22

Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, nhận xét học bạ là hình thức viết đánh giá của giáo viên đối với học sinh về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Trong đó, đánh giá bằng nhận xét áp dụng đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số áp dụng đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
Cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT (Ảnh minh họa)

2. Tiêu chí xếp loại làm căn cứ nhận xét học bạ theo Thông tư 22

Điều 9 Thông tư 22 quy định tiêu chí xếp loại làm căn cứ nhận xét học bạ như sau:

Xếp loại

Tiêu chí

Tốt

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Khá

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Đạt

- Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm

Chưa đạt

Các trường hợp còn lại

3. Gợi ý cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22

3.1. Xếp loại Tốt

Có thái độ, hành vi rất tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập do các giáo viên bộ môn chuyển giao để phát triển các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm….

Các năng lực tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác, năng lực đặc thù từng môn học….

  • Ngoan ngoãn, lễ phép, hòa đồng với bạn bè
  • Em có ý thức tự giác cao trong học tập, biết phối hợp với bạn bè khi làm việc theo nhóm.
  • Tích cực chủ động giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.
  • Hăng hái trong hoạt động học tập, nắm chắc kiến thức các môn học.
  • Biết chủ động trao đổi ý kiến và có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.
  • Hăng hái, lễ phép, gương mẫu.
  • Chăm chỉ, tự giác học tập. Nắm chắc kiến thức các môn học.
  • Có trách nhiệm, tự chủ và luôn tích cực trong mọi hoạt động

Trong quá trình thực hiện có nhiều sáng tạo. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập rất tốt.

3.2. Xếp loại khá

Có thái độ, hành vi tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên các bộ môn chuyển giao để phát triển các phẩm chất chăm chỉ, lễ phép…. Các năng lực tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác, năng lực đặc thù mỗi môn học:

  • Ngoan hiền, lễ phép, tinh thần kỉ luật tốt.
  • Có trách nhiệm, siêng năng trong thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Biết lắng nghe, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.
  • Cơ bản nắm chắc kiến thức kĩ năng các môn học
  • Tự chủ, tự giác trong học tập và rèn luyện.
  • Nhanh nhẹn, lễ phép, có tinh thần kỉ luật.
  • Tích cực tham gia các hoạt động học tập
  • Tự chủ, tự giác trong học tập và rèn luyện.
  • Năng động, hoạt bát, mạnh dạn khi giao tiếp.
  • Cơ bản nắm chắc kiến thức kĩ năng các môn học.
  • Tự chủ thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

Trong quá trình thực hiện có nhiều nỗ lực. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức khá.

3.3. Xếp loại Đạt

Có thái độ, hành vi nghiêm túc khi thực hiện các nhiệm vụ học tập do các giáo viên bộ môn chuyển giao để phát triển các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ… các năng lực tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác:

  • Ngoan ngoãn, lễ phép, chấp hành nội quy trường lớp.
  • Cơ bản nắm được kiến thức kĩ năng các môn học.
  • Tự chủ thực hiện nhiệm vụ học tập song kết quả chưa cao.
  • Nhanh nhẹn, lễ phép, chấp hành nội quy trường lớp.
  • Tự chủ thực hiện nhiệm vụ học tập song kết quả chưa cao.

Trong quá trình thực hiện có nhiều cố gắng. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức Đạt

3.4. Xếp loại Chưa Đạt

Thái độ, hành vi thực hiện các nhiệm vụ học tập do các giáo viên bộ môn chuyển giao để phát triển các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm….

Các năng lực: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; các năng lực đặc thù môn học…có nhưng chưa cao dẫn đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập chưa tốt.

Trên đây là hướng dẫn xếp loại học sinh và gợi ý một số cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Trong chứng khoán có rất nhiều chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số EPS là một trong số đó, có vai trò quan trọng để tính toán lợi nhuận và từ đó đánh giá các thông số khác. Vậy chỉ số EPS là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.